Mô hình mvc là gì? Ứng dụng mvc trong lập trình web

Mô hình mvc là gì? Ứng dụng mvc trong lập trình web

Mô hình MVC là một trong những mô hình phổ biến được nhiều dịch vụ thiết kế webite, web app, ứng dụng di động áp dụng cho dự án công nghệ. Cùng tìm hiểu rõ hơn về khái niệm mô hình MVC là gì? Ứng dụng MVC trong lập trình web qua bài chia sẻ dưới đây của chúng tôi nhé!

Mô hình MVC là gì?

Mô hình MVC là gì?

Mô hình MVC (Model — View — Controller) là một mẫu kiến trúc, mô hình lập trình phổ biến được lập trình viên dùng để tạo cấu trúc cho trang khi làm trang web hoặc thiết kế và phát triển ứng dụng. Theo công ty lập trình web MonaMedia, ở góc nhìn rộng hơn, mô hình này cũng được sử dụng để mô tả quy trình làm website của đa số những ngôn ngữ lập trình như Python, PHP, JavaScript.

Thành phần chính của mô hình MVC gồm 3 phần:

  • Model (M): Chứa các logic, nghiệp vụ tương tác với dữ liệu, với chức năng lưu trữ tất cả các cơ sở dữ liệu của ứng dụng, và cũng là cầu nối giữa View và Controller. Một Model gồm những thao tác xử lý kết nối database, cho phép xem, xử lý dữ liệu, truy xuất,…Chẳng hạn, Controller sẽ lấy thông tin khách hàng từ cơ sở dữ liệu và Model sẽ thực hiện những thao tác xử lý và sử dụng cho View.
  • View (V): Là phần giao diện chứa những nút bấm, menu, khung nhập, hình ảnh,…dành cho người dùng. Thông qua những thao tác như tìm kiếm trên website, ứng dụng, người dùng có thể thực hiện thao tác về dữ liệu để lấy kết quả mình cần. Ngoài ra, bằng cách hiển thị yêu cầu chuyển cho Controller, View cũng thực hiện việc ghi nhận hoạt động của người dùng để tương tác với Controller chứ không kết nối trực tiếp. Trong các ứng dụng web, View thường là nơi các thành phần HTML được tạo ra. Chẳng hạn, khi người dùng nhấn nút “delete”, View sẽ hiển thị hành động đó để gửi yêu cầu xử lý cho Controller.
  • Controller (C): Đây là bộ phận gồm các class xử lý nhiều nghiệp vụ logic, tiếp nhận những yêu cầu được gửi từ người dùng từ View, lấy đúng dữ liệu thông tin cần thiết nhờ những nghiệp vụ lớp Model cung cấp.

Tại sao nên sử dụng mô hình MVC khi lập trình?

Mô hình MVC được xem là chuẩn mô hình, có vai trò rất quan trọng trong quá trình thiết kế trang web giới thiệu, bảo trì hệ thống web hay phần mềm, ứng dụng. Nó có thể tạo ra một mô hình đa chiều với 3 lớp tách biệt với nhau. Từ đó, các chuyên gia sẽ dễ dàng trao đổi, xử lý nghiệp vụ nhanh chóng dựa vào mô hình đó.

Mô hình MVC có thể áp dụng với nhiều loại dự án khác nhau nhờ vào cơ chế hoạt động tối ưu như: dự án xây dựng và phát triển website, dự án ứng dụng phần mềm,…Phần mềm được phát triển theo mô hình này còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo trì các nguyên tắc nghề nghiệp.

Mô hình MVC còn giúp phân tách phần hiển thị và dữ liệu, cho phép thực hiện việc sửa đổi từng dữ liệu mà không gây ảnh hưởng gì. Thế nên, MCV được sử dụng rộng rãi cho những trang web trong nhiều loại dự án cũng như công nghệ lớn.

Luồng xử lý trong mô hình MVC như thế nào?

Luồng xử lý trong mô hình MVC như thế nào?

Hiện nay có rất nhiều luồng xử lý thông tin trong MVC và dưới đây là một số luồng xử lý căn bản nhất:

View sẽ hiện thị ra phần nhập form tiêu đề và nội dung. Người dùng sẽ nhập nội dung cần rồi gửi yêu cầu tới server, yêu cầu này sẽ được Controller tiếp nhận.

Thông qua bộ phận Controller, dữ liệu đầu vào sẽ được xử lý và quyết định luồng đi tiếp theo. Ở trường hợp tương tác với database để lấy dữ liệu, Controller sẽ gửi thông báo đến Model để lấy dữ liệu đầu ra. Trường hợp còn lại, Controller sẽ trả kết quả về cho Client.

Model sẽ tương tác với Database để truy xuất dữ liệu phù hợp theo yêu cầu, Database sau đó sẽ trả dữ liệu cho Model theo yêu cầu ban đầu.

Tiếp đó, Model gửi trả về dữ liệu cho Controller xử lý. Controller gửi thông báo cùng dữ liệu đi kèm cho View, để bộ phận này hiển thị dữ liệu phù hợp như yêu cầu.

View sau khi xử lý dữ liệu sẽ trả kết quả về cho Controller. Cuối cùng Controller sẽ trả kết quả lại cho Client

Ưu điểm, nhược điểm của mô hình MVC

Ưu – nhược điểm của mô hình MVC

Ưu điểm của mô hình MVC

Mô hình MVC tạo mô hình chuẩn cho từng dự án, từ đó dễ dàng tiếp cận với ứng dụng ngay cả với những người không có chuyên môn.

Nhờ những bộ phận hoạt động độc lập với nhau nên nhanh chóng hỗ trợ quá trình phát triển. Giúp các lập trình viên dễ dàng phát triển, vận hành và quản lý từng bộ phận mà không ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống.

Trình tự xử lý rõ ràng, dễ dàng ra soát lỗi trước khi trích suất thông tin sau cùng, đảm bảo chất lượng và độ uy tín của thông tin cao hơn.

MVC sở hữu bộ control ưu việt trên nền tảng những ngôn ngữ lập trình hiện đại như HTML, CSS, Javascript với nhiều hình thức khác nhau.

MVC có khả năng cung cấp nhiều khung View lưu trữ dữ liệu cùng một lúc. Vì thế, bạn có thể tiết kiệm được diện tích băng thông một cách tối ưu, nhất là trường hợp có nhiều yêu cầu được thực hiện thì kích thước càng tệp càng lớn.

Mô hình này truyền tải dữ liệu nhưng không định dạng lại dữ liệu, thế nên trạng thái dữ liệu được bảo tồn và dùng cho các lần sau.

Mô hình MVC có kết cấu tương đối dễ hiệu, đơn giản, xử lý các nghiệp vụ đơn giản.

Nhược điểm của mô hình MVC

Mô hình MVC yêu cầu người dùng phải lưu trữ lượng lớn những file dữ liệu khác nhau nên chỉ phù hợp với các dự án lớn, không thích hợp việc phát triển các ứng dụng nhỏ.
Điều đó tạo nên sự phức tạp trong quá trình phát triển và thời gian trung chuyển dữ liệu.

Công việc và tác vụ được phân chia không đồng đều giữa các layer, phần Model phải đảm nhiệm hầu hết những tác vụ quan trọng.

Dù trên lý thuyết Controller và Model độc lập với nhau nhưng việc hiển thị của layer View phải phụ thuộc vào cả 2 yếu tố này, vì thế sự hỗ trợ cho quá trình kiểm thử không quá tốt. View sẽ không hiển thị được gì nếu không thể nhận yêu cầu và cũng không có dữ liệu được xử lý để hiển thị. Chúng ta cần giả lập cả Controller và Model để tiến hành kiểm thử trên View.

Với những ứng dụng phức tạp cần quy trình xử lý nghiệp vụ thì mô hình này cũng không phải là lựa chọn tối ưu.

Ứng dụng của mô hình MVC trong lập trình Web

MVC được ứng dụng phổ biến trong nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau, nổi bật có ASP.NET MVC hay PHP MVC. Hiện nay có rất nhiều Source Code, Framework của mã nguồn mở của các trang web sử dụng kiến trúc lập trình MVC cho những ứng dụng của họ.

Hệ thống MVC sẽ cho phép phát triển toàn diện hệ thống front-end lẫn back-end mà không cần có sự can thiệp, chỉnh sửa các tập tin khi bên kia vẫn đang trong thao tác làm việc. Ngoài ra, quy trình vận hành MVC đơn giản cũng giúp cấu trúc MVC được triển khai rộng rãi như hiện nay.

MVC hiện được áp dụng nhiều và phổ biến trên toàn cầu. Mô hình này sẽ giúp việc triển khia dự án đội nhóm diễn ra nhanh chóng và chuyên nghiệp hơn. Hi vọng, bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm mô hình MVC là gì, ứng dụng MVC trong lập trình web. Đừng quên chia sẻ và theo dõi những bài viết hữu ích khác của chúng tôi nữa nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Loading...