Digital Marketing là gì? Tìm hiểu về digital marketing

digital marketing là gì

Trong thời gian gần đây cụm từ marketing trở nên rất phổ biến. Digital marketing là một trong những loại hình truyền thông giúp các doanh nghiệp quảng bá hình ảnh công ty đến công chúng rất nhanh chóng và tiện lợi. Đặc biệt là trong bối cạnh Internet hay công nghệ thông tin phát triển rất nhanh. Điều đó giúp hình thức này càng trở nên phổ biến hơn. Bạn là một marketer đang đi tìm những hình thức marketing hiệu quả cho công ty? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về Digital marketing nhé. Cùng bắt đầu thôi.

Digital marketing là gì?

Khái niệm Digital marketing

Có thể hiểu, Digital marketing (tiếp thị số) là hình thức quảng bá bằng các thiết bị điện tử kết nối Internet. Các doanh nghiệp tận dụng nhiều kênh kĩ thuật số như: Công cụ tìm kiếm; Mạng xã hội;… để đưa hình ảnh công ty lại gần khách hàng.

Digital marketing là một hình thức marketing nhằm quảng quá sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng. Thông qua đó khách hàng được kết nối với công ty dễ dàng hơn nhờ nền tảng kĩ thuật số trên Internet. Đây là cách thức quảng bá rất phổ biến hiện nay trên thị trường. Nếu biết nắm bắt và tận dụng thì đây là một chiến lược marketing vô cùng hiệu quả.

digital marketing là gì

Ngày nay, các doanh nghiệp đều xây dựng chiến lược quảng bá trên Internet. Ví dụ như xây dựng trang web cho công ty, lập fanpage trên mạng xã hội,… Thông qua tiếp thị kĩ thuật số, doanh nghiệp có thể kiểm tra mức độ quảng bá. Từ đó, họ có thể đưa ra các chiến lược digital marketing phù hợp hơn.

Ưu điểm của digital marketing so với marketing truyền thống

Phương thức Digital marketing đang ngày càng cho thấy rõ ưu điểm của nó so với marketing truyền thống. Từ việc tiếp cận đến tương tác khách hàng, hình thức này vẫn luôn chiếm ưu thế. Digital marketing giúp cho khách hàng nhận biết thương hiệu của công ty dễ dàng hơn thông qua các hình ảnh, trang web công ty, logo công ty xuất hiện ở mọi nơi trên Internet.

Các doanh nghiệp cũng có thể có dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn. Qua đó giúp giữ chân khách hàng cũ và có thêm nhiều khách hàng mới. Nhờ vậy mà công ty có thể tăng doanh thu và tiết kiệm được chi phí đi lại, ăn ở khi phải đi thực địa. Công ty nhờ Digital marketing mà có thể có nhiều lựa chọn cho hình thức quảng cáo hình ảnh công ty: Mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter…; Website; Email marketing…

Thông qua hình thức tiếp thị số, doanh nghiệp có thể phân tích các dữ liệu mà nền tảng này thu được. Vì mỗi kênh quảng bá đều có các công cụ đo lường bằng các con số cụ thể. Chính vì vậy, doanh nghiệp có thể nắm bắt và cập nhật chúng thường xuyên. Nhờ đó mà việc đánh giá và thay đổi các hình thức khác được thuận tiện hơn.

Với Digital marketing, bạn có thể dễ dàng tiếp cận được khách hàng tiềm năng hơn. Đây là hình thức có thể tiếp cận với khách hàng mọi lúc mọi nơi. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể định hình được nhu cầu khách hàng thông qua các yếu tố như : Tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính…

Digital marketing bao gồm những kênh nào?

Hiện nay hình thức Digital marketing gồm hai kênh chính đó là:

digital marketing là gì?

  • Digital online marketing: Gắn liền với Internet hay eletronics
  • Digital offline marketing: Kênh offline gắn liền với thiết bị điện tử (Electromechanical energy).

Các hình thức Digital online marketing

Ở hình thức này thì chúng được chia ra làm 7 hình thức chính:

Email marketing

Đây là cách tiếp cận truyền giúp truyền đi thông điệp thương mại như: Quảng bá các sản phẩm dịch vụ của công ty, bán hàng,… cho một nhóm người thông qua thư điện tử.

Email sẽ được sử dụng để quảng bá các nội dung quảng cáo, thông tin giảm giá,… Các loại email bạn có thể gửi đi bao gồm:

  • Bản tin đăng kí blog
  • Email chào mừng khách hàng mới
  • Chương trình khuyến mãi
  • Email chăm sóc khách hàng

SEO

SEO

Theo MonaSEO thì đây là phương pháp giúp bạn nâng cao thứ hạng website công ty một cách hiệu quả trên các công cụ tìm kiếm hiện nay. Một số cách để tiếp cận SEO tổng thể để tạo ra lưu lượng lưu lượng đủ truy cập đủ điều kiện vào trang web của bạn:

SEO trên trang: loại SEO này giúp bạn tập trung vào các nội dung đang hiển thị trên website. Bạn có thể nghiên cứu từ khóa, khối lượng tìm kiếm,… thông qua các công cụ hỗ trợ SEO. Nhờ đó bạn sẽ có đánh giá tổng quan nhất về trang web công ty. Bạn cũng có thể thuê các công ty về mạng công nghệ thông tin để tăng hiệu quả truyền thông.

SEO ngoài trang: Hoạt động này sẽ tập trung vào các thứ diễn ra ngoài web của bạn. Bạn có thể nghiên cứu từ khóa đang thịnh hành; Nội dung nào đang hot; Thông tin sản phẩm nào khách hàng đang quan tâm… Nhờ đó bạn sẽ đưa ra những phương án tối ưu nhất cho website của bạn.

SEO kĩ thuật: Cách trang web của bạn được mã hóa như thế nào, hỗ trợ ra sao… Tất cả sẽ có tại đây. Sử dụng các công cụ hỗ trợ trong dịch vụ SEO giúp bạn quan sát chúng dễ dàng hơn. Tăng tốc độ tải trang web của bạn là một yếu tố quan trọng trên công cụ tìm kiếm Google.

Content marketing

Dựa vào việc tiếp thị nội dung để quảng bá. Thông qua đó giúp tăng tính phổ biến của thương hiệu, tăng lượng người truy cập, khách hàng tiềm năng… Các kênh trong chiến lược này bao gồm:

Bài đăng trên blog: Viết và đăng các bài viết trên blog của công ty. Việc này đem lại nhiều hiệu quả: Tăng khối lượng kiến thức chuyên ngành của công ty; Tạo ra lưu lượng tìm kiếm miễn phí cho công ty; Mang lại cơ hội để khách hàng truy cập vào trang web công ty nhiều hơn.

Sách điện tử và sách trắng: Đây cũng là cách giúp giáo dục thêm cho khách hàng truy cập trang web của công ty. Hình thức này giúp tạo ra khách hàng tiềm năng, tăng số lượng khách hàng online.

Đồ họa thông tin: Infographics là một dạng nội dung giúp khách hàng truy cập trang web. Qua đó khách hàng muốn bạn tìm hiểu thông tin về một sản phẩm hay thứ gì đó.

SEM (Search Engine marketing)

Cách truyền thông này giúp bạn đưa trang web lên top tìm kiếm nhờ trả tiền đấu thầu từ khóa. Tiếp thị công cụ tìm kiếm bao gồm: quảng cáo Google; Google display network (GDN – Mạng hiển thị của Google); Quảng cáo trên Youtube. Có thể nói SEM bao gồm nhiều phương thức quảng cáo giúp website của doanh nghiệp xuất hiện ở nhiều nơi hơn trên các công cụ tìm kiếm. Việc này tăng tính phổ biến cho công ty.

SMM (Social media marketing)

Tiếp thị bằng mạng xã hội là hoạt động phổ biến mà đem lại hiệu quả cực kì cao. Thông qua các kênh mạng xã hội Facebook, Instagram, Zalo,… Các doanh nghiệp có thể xây dựng những chiến lược marketing hiệu quả hơn. Các trang mạng xã hội là nơi doanh nghiệp có thể tìm hiểu thị hiếu khách hàng; Đánh giá, phản hồi của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của công ty; Nhu cầu khách hàng… được trực quan nhất. Hiện nay mạng xã hội cực kì phát triển cho nên đây sẽ là cách thức truyền thông vô cùng hiệu quả.

PPC – Pay –per – click advertising

Đây là hình thức quảng cáo mất phí để tăng khả năng xuất hiện cho công ty trên các công cụ tìm kiếm. Khi có ai đó nhấp vào quảng cáo thì bạn sẽ phải trả phí cho lần nhấp đó (Cost per click). Bạn cần tính chi phí sao cho nó là nhỏ nhất. Chi phí để thực hiện hình thức này cũng khá tốn kém và bạn cần xem xét kĩ lưỡng.

Affiliate marketing (Tiếp thị liên kết)

Affiliate marketing là hình thức quảng bá sản phẩm dịch vụ thông qua một bên trung gian. Bên tiếp thị sẽ quảng bá sản phẩm dịch vụ của công ty. Từ đó họ sẽ thu hút khách hàng cho công ty. Thông qua các lượt mua của khách hàng thì người tiếp thị sẽ nhận được hoa hồng từ phía công ty.

Hình thức Digital offline marketing

Digital offline marketing là hình thức tiếp thị số không dùng Internet. Ví dụ như: Tivi; Các bảng quảng cáo điện tử (LED); SMS; …
Các hình thức tiếp cận trực tiếp đến khách hàng và có thể tiếp cận nhiều khách hàng. Tuy nhiên, hạn chế là chi phí lớn, hình ảnh kém thu hút hơn,…

Cách thức triển khai chiến lược digital marketing đạt hiệu quả

Chiến lược Digital marketing là một trong những chiến lược marketing. Nhưng khác với các hình thức khác, chúng có thể thu thập dữ liệu bằng các số liệu cụ thể. Thông qua đó doanh nghiệp xây dựng nên chiến lược marketing hiệu quả và hợp lí hơn. Sau đây là 5 bước giúp doanh nghiệp xác định được chiến lược Digital marketing phù hợp nhất.

Xác định mục tiêu

khách hàng mục tiêu

Bước này cực kì quan trọng. Khi xây dựng được mục tiêu doanh nghiệp sẽ biết được các bước tiếp theo nên làm gì để đạt được mục tiêu đó. Doanh nghiệp cần xây dựng mục tiêu tổng thể và những mục tiêu nhỏ hơn. Bước này sẽ đem lại nhiều kết quả như: Giúp truyền thông thương hiệu của doanh nghiệp; Tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng để gia tăng nhiều khách hàng mới; Tăng doanh thu cho doanh nghiệp…

Định vị khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là đối tượng quan trọng nhất của sản phẩm, dịch vụ mà công ty bạn đang cung cấp cho thị trường. Cho nên xác định được khách hàng mục tiêu là vô cùng quan trọng. Xây dựng được các chiến lược Digital marketing sao cho có thể nhằm đến đối tượng nay nhanh nhất là điều bạn phải làm. Xác định họ là ai, đặc điểm của họ. Sau đó bạn hãy xếp họ vào một nhóm và đặt những cái tên gợi nhớ. Một chiến lược marketing hiệu quả sẽ giúp công ty thành công nhanh chóng hơn trong thị trường cạnh tranh như hiện nay.

Hiểu về thương hiệu

Bạn phải trả lời được lí do gì khiến khách hàng chọn thương hiệu của bạn so với đối thủ cạnh tranh? Từ đó bạn có thể xác định được những đặc điểm nổi bật, lợi thế cạnh tranh của bạn trên thị trường. Hiểu được bạn sẽ xây dựng được chiến lược Digital marketing phù hợp và thông minh nhất.

Hiểu về đối thủ cạnh tranh

Mỗi lĩnh vực đều có nhiều đối thủ cạnh tranh. Bạn phải nắm rõ những đặc trưng của đối thủ để xây dựng được tính mới cho doanh nghiệp nhằm tạo ra sức hút, ưu điểm so với đối thủ. Trong kinh doanh, đối thủ cạnh tranh có thể chia ra làm hai nhóm:

  • Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Là những doanh nghiệp cung cung cấp cho thị trường sản phẩm, dịch vụ cùng loại công ty bạn.
  • Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: Những công ty cung cấp những sản phẩm, dịch vụ khác công ty bạn. Tuy nhiên, mục đích thì lại cùng giải quyết được vấn đề địa điểm và tài chính giống bạn.

Cho nên, các marketer phải nắm rõ các đối thủ cạnh tranh để lên kế hoạch cho chiến lược marketing thông minh.

Xác định những chỉ số đo lường

phân tích

Có nhiều chỉ số bạn cần xác định rõ ràng như: Views; Engagement; Lead; CTA; … Các chỉ số này giúp bạn kiểm tra sau những chiến lược marketing bạn đã đạt được những gì. Từ đó sẽ thấy được hướng đi của bạn có đúng đắn hay không. Qua đó bạn có thể đánh giá tính hiệu quả, tính đúng đắn; Rút ra kinh nghiệm và đưa ra kế hoạch Digital marketing được hiệu quả hơn.

Tổng kết

Trên đây chúng tôi vừa khái quát cho các bạn tất tần tật về khái niệm Digital marketing là gì. Những thông tin cơ bản nhất về tiếp thị số rất cần thiết cho một marketer nói riêng và cho một doanh nghiệp nói chung. Để xây dựng những chiến lược truyền thông thành công cho công ty thì không nên bỏ qua bất kể hình thức nào. Trong thời đại này, các doanh nghiệp có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Cho nên doanh nghiệp phải tận dụng mọi thời cơ để tạo nên thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Loading...